Trong cơ thể, chức năng lá gan vô cùng quan trọng. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 1/3 dân số có nguy cơ mắc bệnh về gan. Điều này cho thấy dường như chúng ta đang ít để ý vai trò quan trọng của lá gan. Vì vậy, bài viết này mình tổng hợp từ chia sẻ của thầy Nguyễn Duy Cương để bạn hiểu rõ vai trò lá gan chúng ta như thế nào.
1. Khái niệm về gan trong đông y, thuyết ngũ hành
Theo Đông Y, cơ thể có lục phủ ngũ tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Lá gan thuộc về Can. Ngoài vũ trụ, ngũ hành tương sinh được tạo bởi: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Trong cơ thể chúng ta là tiểu vũ trụ cũng có ngũ hành: Phế (Phổi) thuộc về Kim, Can thuộc về Mộc, Tâm thuộc Hoả, Tỳ thuộc Thổ, Thận thuộc Thuỷ.
Theo thuyết ngũ hành, Gan thuộc Mộc nên những thức ăn có màu xanh, vị chua sẽ vào gan. Thận thuộc Thuỷ nên những thức ăn có màu đen, vị mặn sẽ vào thận (như đậu đen rất tốt cho thận). Tỳ thuộc Thổ nên thức ăn màu vàng, vị ngọt sẽ vào tiêu hoá. Tâm thuộc Hoả nên thức ăn màu đỏ, vị đắng vào Tim. Phế thuộc Kim nên thức ăn màu trắng và cay vào Phổi.
2. Chức năng lá gan
Việt Nam có tỷ lệ khoảng 1/3 dân số viêm gan B, C. Nửa số đàn ông sau 35-40 tuổi gặp vấn đề về gan liên quan do rượu. Phụ nữ gặp vấn đề về gan liên quan đến hoá chất và môi trường sống.
Can trong đông y có chắc năng tàng huyết và là một trong những tạng quan trọng nhất không thể thiếu được. Theo Tây Y, Gan có những chức năng sau:
Gan dự trữ và tạo ra năng lượng từ việc chuyển hoá thức ăn
Khi chúng ta ăn và uống, thức ăn sẽ đưa vào dạ dày xuống ruột, hấp thu vào qua mạch máu, bơm vào tĩnh mạch cửa, trở về gan. Lượng thức ăn sau bữa ăn vài giờ chạy vào tĩnh mạch cửa bơm vào gan đặc như phù sa thì lá gan lúc ấy tàng huyết và bắt đầu chuyển hoá tiếp. Những thức ăn nào có độc thì nó chuyển hoá thành chất ít độc hoặc không độc. Chúng ta ăn nhiều cơm, uống nhiều đường, ăn nhiều trái cây thì đều chuyển hoá thành đường glucose và dự trữ trong gan nhiều nhất và một phần trong cơ.
Điều hoà và chuyển hoá mỡ
Khi ăn thịt mỡ được axit clohydric dạ dạy tiêu hoá. Mật và sắc tố mật chuyển hoá lipid thành nhũ tương bền. Men enzyme lipase sẽ tiêu hoá và bắt đầu đưa về gan để gan chuyển hoá mỡ này đi vào máu cho cơ thể.
Điều hoà cân bằng lượng cholesterol trong máu
Khi gan quá tải, cholesterol trong máu tăng. Đi xét nghiệm mà cứ thấy men gan tăng thì thấy mỡ máu tăng, cholesterol trong máu tăng. Nếu cholesterol trong máu tăng nhiều quá sẽ bám vào Gan, bám vào Tim, bám vào thành mạch, sau rồi tắc mạch và gây ra đột quỵ.
Chuyển hoá và sản xuất protein cho cơ thể
Có hai dạng biểu hiện bệnh ga: một dạng là biểu hiện béo phì ra, vú to như đàn bà; một dạng là xơ gan, không có mỡ và gầy.
Những người má hóp, đít tóp, ngực lép 4000 năm, chân tay ẻo lả, không có cơ bắp thì coi chừng lá gan rất là kém. Người nghiện rượu và xơ gan mạn, viêm gan mạn thì không có cơ bắp, gầy như lão hạc.
Muốn con trai chúng ta có cơ bắp, khoẻ mạnh thì nhớ rằng lá gan phải tốt. Khi rối loạn chuyển hoá mỡ, rối loạn chuyển hoá nội tiết thì cơ thể bù mỡ thì ti vú to như đàn bà.
Gan sản xuất ra mật
Lá gan lọc các chất độc không tốt cho cơ thể, sau đó bơm xuống túi mật để làm ra cái mật. Cơ thể chúng ta có tế bào hồng cầu và tế bào này sống độ tuổi từ 100-120 ngày là chết và đưa về lách để dỡ ra, mở vòng và giải phóng ra axit uric. Sau đó nó lấy lại cái sắt để tái tạo lại hồng cầu mới. Còn lại những huyết sắc tố không dùng đến đưa về gan chuyển hoá tạo thành mật. Và mật đó tưới xuống ruột để bơm vào nhũ tương bền lipid và tiêu hoá thức ăn.
Vậy nên không nhịn ăn sáng. Nếu nhịn ăn sáng lâu ngày sẽ dẫn đến bị sỏi mật.
Giáng hoá các chất độc và chuyển hoá rượu, bia, hoá chất…
Gan kiểm soát, chuyển hoá và duy trì nồng độ của các hoocmon. Cơ thể điều tiết ra thì gan sẽ xử lý đi. Gan chuyển hoá những hoocmon, chuyển hoá một số hoá chất trong cơ thể. Và chuyển hoá kháng sinh, thuốc tây, thuốc hạ sốt, rượu, hoá chất, thuốc trừ sâu….Vậy nên khi đưa vào cơ thể những loại này thì gan phải chịu trận. Nếu gan phải xử lý những loại hoá chất đó nhiều năm dẫn đến ung thư.
Lọc máu và chuyển hoá các chất độc tạo ra mật
Gan cũng là cơ quan đóng góp vào quá trình tạo máu.
Đặc biệt, khi ở trong thai kỳ, gan tham gia quá trình tạo máu rất mạnh.
Gan tham gia vào hệ thống miễn dịch, tiêu diệt và ngăn cản vi khuẩn.
Gan là cơ quan dự trữ chất sắt cho cơ thể
Nó dự trữ đường glucose. Khi chúng ta ăn xong thì đường glucose tăng trong máu. Dưới tác dụng của insulin được tiết ra từ tế bào beta của Tuỵ chuyển hoá đường glucose trong máu thành glycogen dự trữ ở gan. Thế nên, khi chúng ta thấy đói meo mà chưa có gì ăn nhưng một lúc sau thấy không đói nữa thì lúc đấy chính là men glucagon kích thích chuyển thể glycogen dự trữ ở cơ và gan thành glucose để bơm vào máu. Vậy nên, gan là nơi dự trữ sắt, dự trữ đường và chuyển hoá đường glucose thành glycogen. Và nó còn là cơ quan điều hoà đường huyết cho cơ thể. Vì thế những người bị tiểu đường do thận, do tuỵ và còn do cả gan nữa.
Cơ thể chúng ta là một khối thống nhất, có liên quan mật thiết với nhau. Do đó, khi thấy biểu hiện bệnh gì đó thì sẽ nhìn tổng thể cơ thể, chứ không chỉ nhìn vào một cơ quan duy nhất.
3. Cảnh báo dấu hiệu bệnh gan
- Gan luôn âm thầm chịu đựng chún ta. Khi lá gan chết 4 phần, còn 1 phần thân chủ vẫn không biết. Khi chúng ta phát hiện ra mình bị bệnh gan thì chỉ còn từ 7-15% tế bào gan. Vì thế rất nhiều người khi khám bệnh mới phát hiện ra bị bệnh gan.
- Gan yếu thì biểu hiện nhát gan và dễ bị tổn thương.
- Can ảnh hưởng ra mắt nên khi bị bệnh gan bị vàng mắt. Can khai khứu ra mắt nên không còn tầm nhìn, không nhìn xa trông rộng, không thấy cơ hội hay tương lai, không thấy điều tốt ở mình và người khác.
- Người sống cay độc, uất ức, thù hận, khó tính sẽ tiết ra chất độc làm hại gan.
- Nhịn ăn sáng lâu ngày sinh ra sỏi mật.
- Những anh mà uống rượu tiểu lượng cao thì có 2 dạng: 1 là gan tốt, chuyển hoá nhanh, nhưng hiếm gặp thường người còn trẻ; dạng 2 là gan bị xơ rồi, nó chuyển hoá rượu từ từ, uống rượu vã, uống đói, tích trong lồng ruột, rối loạn cảm giác, uống mà không say mà hôm sau mới say rũ rượi là chết đến nơi rồi.
- Nạp vào cơ thể nhiều hoá chất, chất độc, thuốc trừ sâu, tăng trưởng, kháng sinh, hạ sốt, giảm đau…sẽ làm gan nhiễm độc. Lâu ngày gan quá tải gây ung thư gan.
- Thức đêm muộn gây chết gan.
- Ăn muộn, bữa tối ăn nặng quá.
- Nhậu nhẹt quá độ, ăn uống vô độ.
4. Một số lưu ý khi đi xét nghiệm men gan
Khi xét nghiệm men gan, chỉ số SGOT và SGPT là hai chỉ số xét nghiệm gián tiếp khi tế bào gan bị vỡ. Và chỉ số SGOT sẽ đặc hiệu. Và men gan tăng trong trường hợp: hôm nay chúng ta uống rượu thì ngày mai nó sẽ tăng, hôm nay chúng ta sốt đau đầu uống 2 viên parado/tiffy/decolgen là mai men gan tăng. Nếu uống 4-5 ngày thì chắc chắn tế bào gan bị vỡ tanh bành ra rồi. Hoặc những hôm nào thấy mệt, đau cơ, đắng miệng, đi nước tiểu đỏ là chúng ta ăn phải thức ăn chứa chất độc.
Chỉ số men gan nam và nữ trung bình vào khoảng 40U/L. Cao hơn mức này gọi là men gan cao. Nếu tăng gấp 5 lần, giá trị vào khoảng 200U/L thì mới có giá trị chuẩn đoán là viêm gan. Còn khi xét nghiệm chỉ số thấy cao nhưng chưa đạt mức cao gấp 5 lần thì chưa phải là viêm gan. Khi xét nghiệm chuẩn đoán là viêm gan rồi thì có thể là viêm gan cấp hoặc mãn tính.
Viêm gan A lây qua đường tiêu hoá thì lành tính. Nhưng viêm gan B, C lây qua đường máu, đường tình dục nếu xét nghiệm dương tính thì những người mang virus này chấp nhận là ôm bom. Và nếu bị như vậy nên tránh xa thực phẩm không rõ nguồn gốc, rượu bia, nên ngủ sớm, sống vui vẻ an lạc, không sân hận thì cũng sẽ sống lâu như người bình thường.
Người trẻ nên đi xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B, C trước khi kết hôn.
5. Giải pháp Dr. Cương cho các bệnh về gan
- Không uống rượu bia vô tội vạ
- Ăn uống điều độ, ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm sạch, có thể dùng máy ozone để khử hoá chất, chất độc trong thực phẩm.
- Ăn ít thịt, nhiều rau củ quả, trái cây, người bị bệnh gan không kiêng đường. Đặc biệt những người bị bệnh gan không nên ăn nhiều gia vị như gừng, sả, lá ngải cứu. Lưu ý, gừng sả nếu uống chỉ nên uống 1 lần/ngày. Nếu uống 3 ngày đỡ rồi thì dừng. Đập củ sả, gừng, chanh, mật ong uống buổi sáng thì cũng đừng uống kéo dài, tối đa 10 ngày.
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, giảm đau mà nên ưu tiên các loại thảo dược.
- Đi ngủ sớm trước 23h. Vì giờ hệ thống nội tiết cân bằng từ 7-9 giờ tối. Giờ đó nên dành thời gian cho gia đình, tâm thái bình an thì nội tiết cân bằng. Từ 9-11h tối thì Can tàng huyết đang trữ máu vào gan. Từ 11h đêm-1h sáng thì gan phải xử lý máu đầy phù sa. Khung giờ đó gan làm việc tốt nhất với điều kiện chúng ta phải nằm ngủ.
- Sống vui vẻ, yêu thương, không thù hận, không đố kỵ. Có thể cầu nguyện hoặc thiền.
- Dr. Cương có sản xuất 2 sản phẩm về gan: Bình Can Thảo (sản xuất tại VN) và Gan tây Her healthy liver (sản xuất ở châu âu) hỗ trợ cải thiện chức năng gan. Nếu dùng kết hợp với lối sống lành mạnh thì sau một tuần dễ chịu, sau 1 tháng có lá gan mới. Gan ta dùng trước, gan tây dùng sau.
Trang website chính thức mua hàng tại: Onstreet – Gian hàng Shopee chính thức: tại đây
Lời kết
Trên đây là những tổng hợp từ livestream của Dr. Cương. Hy vọng những chia sẻ này hữu ích tới bạn để trang bị thêm kiến thức chăm sóc sức khoẻ gia đình. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của mình. Nếu bài viết hữu ích đừng quên để lại cảm nhận và chia sẻ tới bạn bè cùng biết nhé.
Xem thêm bài viết: Tại sao trẻ hay ốm vặt? Cha mẹ cần làm gì?