Trong suốt quá trình cho con bú, các bà mẹ có thể phải đối mặt với tình trạng đau quầng vú hoặc đau đầu ti. Đây là những tình trạng khó chịu và có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm cho cả mẹ và bé. Bé đầu tiên mình gặp tình trạng đau như vậy. Hiểu được vấn đề của các mẹ, mình tìm hiểu các tài liệu về cách xử lý để giúp mẹ an tâm hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 10 cách giải quyết đau vú, đau đầu ti thường áp dụng.
MỤC LỤC ĐỌC NHANH
- Nguyên nhân của đau vú khi cho con bú
- Triệu chứng hay gặp
- Cách giải quyết
- Dùng kem gì khi đau đầu ti và quầng vú
- Lời khuyên
1. Nguyên nhân đau đầu ti, quầng vú khi cho con bú
Đau đầu ti là tình trạng thường gặp sau 2-3 tuần đầu sau sinh. Điều này là hoàn toàn bình thường. Có các nguyên nhân phổ biến sau đây:
Sai tư thế cho con bú, con sai khớp ngậm
Bé đầu tiên mình đã chật vật việc bế con đúng cách và cho con bú đúng khớp ngậm. Mình loay hoay rất nhiều. Và đúng như vậy, đầu ti bị đau xảy đến trong 2 tuần đầu. Khi cho con bú nhiều lúc mình cũng phải rưng rưng nước mắt. Sai lầm của mình đã không tìm hiểu kỹ ngay từ đầu về kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp các mẹ hiểu hơn và không gặp tình trạng như mình.
Tình trạng này thường gặp trong giai đoạn 2 tuần đầu. Lý do là cả mẹ và bé đều đang học. Mẹ học cách bế con, cách hỗ trợ con đớp ti đúng cách. Con học cách đớp ti sao cho đúng để nhận được lượng sữa của mẹ nhiều nhất. Vì vậy, sẽ có lúc mẹ và con làm sai, dẫn đến tình trạng đau đầu ti là điều không tránh khỏi.
Sử dụng máy hút sữa
Trong trường hợp này có thể mẹ chọn lực hút mạnh quá hoặc hút lâu quá. Hoặc có thể đang dùng kích cỡ size phễu chưa phù hợp. Vì vậy, mẹ nên chọn loại phễu có size phù hợp với mẹ nhất. Đồng thời để lực hút sữa ở lực vừa phải sẽ giúp giảm tình trạng đau vú.
Lượng sữa quá nhiều
Lượng sữa xuống quá nhiều cũng là nguyên nhân gây đau vú, đau đầu ti. Khi lượng sữa xuống nhiều, con bú không hết, sữa bị ứ đọng lại, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và gây ra đau vú.
Tinh thần của mẹ mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng
Tinh thần của mẹ mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng có thể ảnh hưởng đến quá trình cho con bú, gây ra đau đầu ti, quầng vú.
Đầu ti bị nhiễm trùng hoặc nấm hoặc chàm
Nếu mẹ bị trên 3 tuần sau khi đã điều chỉnh khớp ngậm cho con bú, tư thế bú, đổi size phễu mà cơn đau vẫn không hết, khả năng đầu ti có sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc nấm…hoặc cũng có thể bị chàm đầu ti và quầng vú.
Đầu ti có chảy dịch thì nhiều khả năng mẹ bị nhiễm trùng. Nếu đầu ti rát, đỏ kèm theo mẹ bị nấm vùng nào đó trên cơ thể. Biểu hiện đầu ti bị chàm là trên ti thường gây ngứa, rát, bong vảy, tái đi tái lại nhiều lần. Tình trạng bị chàm này thuờng gặp ở gia đình có người bị chàm hay cơ địa hen suyễn, dị ứng.
Nếu mắc phải trường hợp này nên gặp bác sỹ chuyên khoa nhi hoặc bác sỹ sản để thăm khám và điều trị.
2. Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng đau đầu ti và quầng vú khi cho con bú có thể bao gồm:
- Đau nhức đầu ti: triệu chứng đầu tiên của mẹ sau khi bắt đầu cho con bú. Đau thường xuất hiện khi đầu ti bị nứt, bị viêm, hoặc do việc con bú bú quá mạnh.
- Sưng đầu ti: Vú sưng đỏ hoặc nóng lên cũng có thể là dấu hiệu của việc vú bị nhiễm trùng.
- Nứt đầu ti: là một trong những vấn đề phổ biến nhất liên quan đến việc cho con bú. Nó xảy ra khi vú bị căng và bị rách hoặc bị nứt, gây ra đau đớn cho mẹ.
- Viêm nhiễm: Viêm nhiễm là một vấn đề khác mà mẹ có thể gặp phải khi cho con bú. Nó có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vú và gây ra viêm nhiễm.
- Tình trạng vú bị tắc: Khi lỗ sữa bị tắc, sữa sẽ không được thải ra ngoài và khiến vú bị phồng và đau. Tình trạng này thường xảy ra khi mẹ không cho con bú đủ lượng sữa hoặc khi động tác cho con bú không đúng cách.
Nếu mẹ gặp bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến đau đầu ti và quầng vú một thời gian dài khi cho con bú, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Cách giải quyết thường áp dụng
Trong phần này sẽ giúp mẹ cách giải quyết đau đầu ti, quầng vú một cách dễ dàng, hiệu quả:
Đảm bảo tư thế cho con bú đúng cách
Một trong những nguyên nhân gây đau quầng vú, đau đầu ti là do tư thế không đúng. Mẹ nên đặt bé vào vị trí đúng. Đầu của con sẽ ở vị trí từ khuỷu tay hoặc cẳng tay và tuỳ độ thòng của bầu ngực. Miễn sao mẹ cảm thấy bé con vững và thoải mái nhất. Thân người con ôm dọc theo cẳng tay mẹ. Bụng con áp sát bụng mẹ, tay – vai – hông trên một đường thẳng
Mẹ có thể tham khảo thêm các tư thế cho con bú đúng cách
Kiểm tra bé đã bú đúng khớp ngậm
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau vú, đau đầu ti là do cách bú không đúng cách. Nếu mẹ thấy đau khi cho con bú, hãy kiểm tra lại con đã bú đúng khớp ngậm chưa.
Bé có khớp ngậm đúng khi:
- Miệng há to. hai môi bé trề
- Cằm bé chạm ngực mẹ
- Mũi bé hở
- Bé ngậm quầng vú chứ không chỉ ngậm núm vú. Bé ngậm quầng vú dưới nhiều hơn quầng vú trên.
- Lưỡi bé le ra, phủ phần nưới dưới của bé
Massage vú trước khi cho con bú
Massage vú là phương pháp tự nhiên đơn giản và hiệu quả giúp giảm đau đầu ti khi cho con bú. Khi massage vú, máu sẽ được lưu thông tốt hơn, giúp cải thiện việc lưu thông sữa và giảm thiểu tình trạng tắc tuyến vú.
Các bà mẹ có thể tự massage vú bằng cách sờ nhẹ và massage vòng tròn nhẹ nhàng, chú ý đến vùng vú và xung quanh vú. Nên massage vú ở thời điểm nghỉ giữa các lần cho con bú để không làm ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.
Thực hiện massage định kỳ: Mẹ nên thực hiện massage vú định kỳ để giữ cho sự lưu thông máu và dòng sữa mẹ tốt nhất. Massage vú có thể được thực hiện trước hoặc sau khi cho con bú.
Sử dụng kem chống nứt vú
Kem chống nứt vú là một giải pháp hiệu quả giúp giảm đau vú khi cho con bú. Kem chống nứt vú có thể giúp bảo vệ da vú khỏi tình trạng nứt nẻ và tăng cường độ ẩm cho vùng vú, giúp giảm đau vú. Hãy chọn các loại kem chống nứt vú hiệu quả và có thành phần tự nhiên hoàn toàn an toàn cho bé.
Sử dụng nước lạnh hoặc ấm để giảm đau
Mẹ có thể sử dụng một khăn ướt lạnh hoặc băng đá để đắp lên vú để giảm đau và sưng. Hoặc có thể sử dụng một khăn ấm hoặc chai nước ấm đắp lên vú để giảm đau.
Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng nước không quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây tổn thương cho vú.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp giảm tình trạng đau vú và đầu ti. Đặc biệt giúp tăng cường lưu thông máu và giảm căng thẳng cơ thể, giúp cho tình trạng đau vú và đầu ti giảm đi đáng kể.
Các bài tập như yoga, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ có thể được thực hiện hàng ngày để giảm tình trạng đau vú và đầu ti.
Điều chỉnh cách ăn uống
Cách ăn uống cũng ảnh hưởng đến tình trạng đau vú và đau đầu ti khi cho con bú. Vì vậy, mẹ nên ăn uống đầy đủ và đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh.
Nên tránh ăn quá nhiều đồ ngọt, mặn hoặc chất kích thích như cà phê, trà, rượu, trà sữa… Những thực phẩm này có thể gây ra tình trạng đau vú sẽ nặng thêm.
Tạo không gian thoải mái khi cho con bú
Một không gian thoải mái khi cho con bú cũng là một yếu tố quan trọng trong việc giảm đau vú. Mẹ có thể sử dụng gối hình chữ U để giúp đỡ bé khi bú và giảm thiểu áp lực lên vú của bạn. Mẹ tham khảo gối cho bé bú thương hiệu Runa Kids chất liệu contton, thoáng mát cho bé, được các mẹ đánh giá tốt.
Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia
Nếu các biện pháp tự chăm sóc không giúp giảm đau vú khi cho con bú của bạn, hãy tìm đến các chuyên gia trong lĩnh vực này như bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia về nuôi con bằng sữa mẹ. Họ có thể đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn chi tiết để giúp bạn giải quyết vấn đề đau vú khi cho con bú.
Đừng từ bỏ
Việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể gặp nhiều khó khăn và thử thách, đặc biệt là khi mẹ đang gặp vấn đề về đau vú. Nhưng đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục cố gắng và tìm cách giải quyết vấn đề. Bởi, nếu vì lý do đau vú mà ngừng cho con bú thì đồng nghĩa việc con sẽ không nhận được lượng sữa từ mẹ. Điều này có thể dẫn đến mẹ bị mất sữa, giảm sữa.
4. Dùng kem gì khi đau đầu ti và quầng vú
Khi mới bị tổn thương ở đầu ti và quầng vú, mẹ chưa nhất thiết phải dùng ngay các sản phẩm kháng sinh, kháng nóng hay là corticoid. Mẹ nên sử dụng những sản phẩm làm mềm, làm dịu quầng vú trước. Một trong những sản phẩm các mẹ có thể tham khảo đó là Lanolin. Sản phẩm này được bác sỹ Anh Thy – bác sỹ quốc tế về sữa mẹ khuyên dùng.
Tác dụng của Lanolin
Lanolin là chất sáp được tiết ra từ da cừu, giúp bảo vệ lông cừu. Nó có tác dụng giữ nước, dưỡng ẩm và kháng khuẩn cho lông của Cừu. Lanolin được sử dụng trong sản phẩm kem dưỡng ẩm, chăm sóc tóc và xà phòng. Và nó được dùng trong trường hợp đau đầu ti/quầng vú khi cho con bú. Lanolin giúp che phủ mô tổn thương, giữ ẩm, làm dịu và mau lành vết thương.
Đặc biệt, Lanoline còn được dùng trong trường hợp nứt nẻ ở mẹ và em bé vào mùa đông.
Nhiều mẹ sẽ thắc mắc rằng, Lanolin bé lỡ nuốt thì có sao không? Câu trả lời của chuyên gia, bác sỹ sữa mẹ Anh Thy sản phẩm này rất an toàn nên bé nuốt sẽ không bị sao.
Để Lanolin có tác dụng hiệu quả, mẹ nên bôi và để sau 10′ thì hãy cho bé bú hoặc hút sữa.
Kem Lanolin của hãng Lansinoh có độ tinh khiết cực kỳ cao. Hãng Lansinoh có quy trình độc quyền giúp loại bỏ các tạp chất rất là tốt và an toàn. Lansinoh là thương hiệu nổi tiếng của Mỹ được đánh giá cao và ưu chuộng trên toàn thế giới.
Mẹ sử dụng Lanolin trước khi hút sữa sẽ giúp làm mềm quầng vú và đầu ti. Nó làm cho trơn, mềm hơn, giúp quá trình hút sữa dễ dàng hơn và giảm đau.
Mẹ tham khảo sản phẩm Lanolin của hãng Lansinoh tại đây
5. Lời khuyên
Trong thời gian bị đau vú, đau đầu ti, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Hãy áp dụng tất cả các cách nêu trên, giữ cho mình tâm thái bình an, thoải mái nhất. Bởi nếu mẹ quá căng thẳng, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi con bú. Điều cần làm là thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục đều đặn là cách giúp tăng cường sức khoẻ, giảm tình trạng đau vú khi con bú.
Trên đây là những chia sẻ về cách giải quyết khi bị đau đầu ti, quầng vú để giúp các mẹ an tâm hơn và biết cách xử lý. Chúc các mẹ luôn vững tin trên con đường nuôi con bằng sữa mẹ
Nếu thấy hưu ích mẹ đừng quên like và share bài viết nhé. Là cách mình có thêm động lực để chia sẻ nhiều bài viết có giá trị hơn nữa.