10 NGUYÊN NHÂN LƯỢNG SỮA MẸ BỊ GIẢM, MẤT SỮA SAU SINH: NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

by Nguyettrinh
nguyên nhân dẫn đến ít sữa, mất sữa sau sinh

Lượng sữa mẹ bị giảm hay mất sữa sau sinh luôn là điều khiến các mẹ lo lắng trong quá trình nuôi con bằng sữa Và các mẹ gặp nhiều vấn đề không biết làm sao khắc phục được tình trạng này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sữa mẹ bị giảm hay mất sữa sau sinh mà không phải ai cũng biết và cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa.

MỤC LỤC ĐỌC NHANH

  1. Nguyên nhân sữa mẹ bị giảm hay mất sữa sau sinh
  2. Dấu hiệu mẹ bị giảm sữa hay mất sữa sau sinh là gì?
  3. Cách phân biệt mất sữa và tắc tia sữa
  4. Cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa, ít sữa
  5. Câu hỏi mẹ hay băn khoăn
  6. Lời khuyên để tránh tình trạng mẹ bị giảm sữa, mất sữa sau sinh

MỤC LỤC ĐỌC NHANH

1. Nguyên nhân lượng sữa mẹ bị giảm, mất sữa sau sinh

nguyên nhân mất sữa sau sinh

Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân căn bản mất sữa sau sinh là gì:

1.1. Mẹ không tìm hiểu kiến thức sữa mẹ trước khi sinh

Thông thường, mẹ ưu tiên tìm hiểu nhiều về các kiến thức thai giáo trong giai đoạn thai kỳ. Mẹ quên mất rằng kiến thức về sữa mẹ cũng rất quan trọng trong quá trình chăm sóc em bé. Vì vậy, những ngày đầu mới sinh không được kích sữa hiệu quả nên dẫn đến tình trạng sữa không đủ sau sinh.

1.2. Mẹ nhầm nghĩ những ngày đầu chưa có sữa

Mẹ thường nghĩ ngày đầu chưa có sữa nên chuẩn bị sẵn sữa công thức và bình sữa. Thay vì bú mẹ trực tiếp lại cho bé bú bình.

Mẹ có biết, sữa non đã có sẵn từ 3 tháng cuối thai kỳ. Khi bé sinh ra đã có sẵn lượng sữa bé bú trong ngực, mẹ chỉ việc cho bé bú thôi. Đa phần mẹ nghĩ không có sữa: ngực mềm, vắt không có sữa nên nghĩ rằng mẹ không có sữa. Thực tế sữa non rất đặc, sệt chính vì vậy vắt sẽ rất khó ra.

Ngoài ra, nhu cầu em bé 1-2 ngày đầu tiên rất ít. Em bé chỉ cần khoảng 7-10ml/ cử (tương đương khoảng 2 muỗng cà phê sữa). Vì vậy, lượng sữa non đủ lượng sữa cho bé . Ngày đầu tiên, ngực mềm, vắt không ra sữa là chuyện bình thường. Các mẹ cần cho con bú nhiều hơn, càng nhiều càng tốt để kích thích cho sữa ra.

Nếu ngày đầu tiên không tích cực cho con bú mẹ mà cho con bú bình sữa công thức nhiều thì tới ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 , sữa về nhiều hơn, nhưng do không cho con bú từ ngày đầu, cơ thể sẽ không biết la bé cần bao nhiêu. Vì vậy khi sữa về nhiều hơn thì lại không đủ sữa cho con bú.

1.3. Sinh mổ không có sữa

Quan điểm này là chưa đúng. Dù sinh mổ hay sinh thường mẹ đều có sữa từ ngày đầu. Vì cơ chế sữa non đã có từ 3 tháng cuối. Vấn đề thường gặp mẹ sinh mổ là đau, khiến mẹ ngồi dậy khó khăn. Trường hợp này, mẹ có thể nằm nghiêng cho con bú. Mẹ cố gắng cho con bú từ ngày đầu càng nhiều càng tốt. Mẹ đừng đợi khi mình đỡ đau, mình ngồi dậy được mới cho con bú. Khi đó sữa sẽ không được kích thích nhiều vào những ngày sau để tạo sữa đủ cho con.

1.4. Mẹ bị Stress – căng thẳng

Nếu mẹ bị stress, căng thẳng thì quá trình sữa về nhiều sẽ bị chậm đi. Bé bú hoài mà không no.

Mẹ cố gắng duy trì tinh thần thoải mái nhất có thể để kích thích sữa về sớm hơn.

1.5. Bổ sung sữa công thức để bé bụ bẫm, đủ chất:

Sữa mẹ đã rất đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất đảm bảo sự phát triển của bé. Cho bé bú sữa mẹ là cho bé cơ hôi phát triển chiều cao, thể chất, trí não tối đa. Bé bụ bẫm hay không do sự hâp thu từng bé, không phải do sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng.

Một số gia đình sẽ thêm 1-2 bình sữa công thức vào trong cử sữa để em bé bụ bẫm, phát triển chiều cao tốt hơn. Nhưng chỉ cần 1 bình 50-60ml đó, lập tức cơ thể sẽ hiểu ngay là em bé không cần 50-60ml đó nữa. Vì vậy, cơ thể sẽ giảm ngay 50-60ml đó. Vài bữa nữa bé nhu cầu bú tăng lên, bình đó sẽ tăng 100ml thì cơ thể giảm đi 100ml đó, dần dần sữa mẹ sẽ giảm.

Một số mẹ cho con bú sữa công thức về ban đêm để con ngủ lâu. Nhưng thực tế sữa công thức khó tiêu, khiến bé tiêu lâu hơn so với mẹ.

1.6. Mẹ mới sinh (đặc biệt sinh mổ) nên cần nghỉ ngơi, cho con bú bình một vài cử cũng không sao, thay vào đó là sữa công thức

Điều này là không nên. Bé sẽ bỏ ti mẹ và sẽ không kích thích sữa về đủ cho bé. Khi sinh con ra, biết rằng mẹ rất đau và mệt, nhưng hãy cứ nghĩ vì con yêu sẽ có dòng sữa dinh dưỡng từ mẹ nên hãy lưu ý cố gắng ở bên con 24/24. Mẹ cố gắng ở cùng con khi con vừa về phòng với mẹ thì cho con bú ngay lập tức. Đêm cũng giữ con luôn, không gửi cho các cô y tá. Mẹ cho con bú càng nhiều càng tốt thì sữa mới mau về. Những ngày đầu không làm tốt điều đó thì những ngày sau đó sẽ phải hút kích lại rất mệt.

1.7. Ăn thật nhiều thực phẩm lợi sữa (kinh nghiệm dân gian) nhưng không cho con bú nhiều

Một số gia đinh bồ bổ ăn thật là nhiều. Nhưng mẹ không cho con bú nhiều thì đảm bảo 100% sẽ không đủ sữa cho con. Việc bồi bổ nhiều chỉ bồi bổ cơ thể mẹ nhưng không hoàn toàn giúp sữa nhiều hơn. Hơn nữa có thể dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa khiến mẹ bị đau nhức, khó chịu.

1.8. Máy hút sữa sẽ giúp mẹ kích đủ sữa

Trên thực tế, không phải mẹ nào cũng có thể dùng được máy hút sữa. Để có thể kích sữa thành công, các mẹ phải kích thích được phản xạ xuống sữa. Phản xạ xuống sữa là cực kỳ quan trọng. Nếu không kích thích được phản xạ xuống sữa thì không thể nào hút mềm được ngực. Sữa sẽ còn ứ lại bên trong.

Như vậy cơ thể sẽ không hiểu được lượng sữa cần thiết để có thể tạo thêm được nhiều sữa. Dẫn đến mẹ kích sữa hoài không đủ sữa con bú. Vì vậy các mẹ đừng suy nghĩ rằng cái máy hút sữa, đạt đủ lượng sữa cho con.

1.9. Khi bé không thể bú mẹ trực tiếp, mẹ hút sữa không đủ số lần

Trường hợp mẹ hay bé bị cách ly: ví dụ mẹ sinh non, bé bị bênh, hay mẹ uống loại thuốc gì đó mà phải ngưng cho con bú. Nhưng khi ngưng cho con bú hoăc không bú trực tiếp, mẹ không hút đủ số lần thì sữa cũng sẽ bị giảm. Vậy nên, mẹ lưu ý cần phải hút từ 8-12 lần/ngày cả ngày và đêm luôn. Khi sữa đủ rồi, hút giãn ra 4 tiếng 1 lần tức 6 lần/ngày.

1.10. Mẹ ngưng cho con bú với lý do không chính đáng

Ví dụ mẹ bị cúm, hay mẹ phải dùng thuốc đó nhưng thuốc đó không ảnh hưởng qua sữa mẹ nhưng mẹ lại ngưng cho con bú cũng sẽ làm giảm sữa mẹ, dễ bị tắc tia sữa.

Thực tế rằng, nếu mẹ ngưng sữa đột ngột và chuyển qua hút sữa, hầu hết sẽ hút không hiệu quả. Và khi dùng máy dùng hút sữa không có hết, sữa sẽ còn ứ đọng lại. Điều đó sẽ dẫn đến giảm sữa. Và khi hết bệnh, quay trở lại cho con bú, sẽ không đủ sữa. Hoặc con sẽ từ chối không bú mẹ chuyển qua bú bình hoàn toàn.

2. Dấu hiệu mẹ bị giảm sữa, mất sữa sau sinh là gì?

dấu hiệu ít sữa, mất sữa sau sinh

Dấu hiệu mẹ bị giảm sữa hoặc mất sữa sau sinh có thể bao gồm:

  • Tổng lượng sữa hút ra giảm: lý do khoảng cách giữa các cữ hút bị xa quá, tức để sữa trong ngực lâu quá trên 4 tiếng, cơ thể sẽ hiểu em bé giảm sữa.
  • Thời gian giữa các lần cho con bú ngắn hơn: Khi mẹ cho con bú, thời gian giữa các lần cho bé ăn quá ngắn, dưới 2 giờ, thậm chí chỉ cách nhau vài chục phút thì đó có thể là dấu hiệu mẹ đang giảm sữa.
  • Hút sữa ra trong khoảng thời gian dài mới thu được lượng sữa tương đương như mọi lần
  • Đau khi cho con bú: Nếu mẹ cảm thấy đau hoặc khó chịu khi cho bé bú thì có thể do sản lượng sữa giảm hoặc tắc tia sữa.
  • Bầu ngực nhỏ, mềm hơn và mất cảm giác căng sữa
  • Không cảm nhận được phản xạ xuống sữa
  • Cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng: Do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng từ sữa mẹ nên mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng.
  • Nếu mẹ thấy mình có một hoặc nhiều dấu hiệu trên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp phù hợp để tăng sản lượng sữa trở lại.

3. Cách phân biệt giữa mất sữa sau sinh và tắc tia sữa

Dưới đây là bảng so sánh giữa mất sữa và tắc tia sữa ở mẹ để bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng

Tính chấtMất sữaTắc tia sữa
Nguyên nhânStress, thiếu dinh dưỡng, thiếu nghỉ ngơi, em bé bú ít…Tắc tuyến sữa do tắc tia sữa, tuyến sữa bị viêm,..
Số lượng sữaSố lượng sữa giảm đáng kể hoặc hết sữaSố lượng sữa không đổi, chỉ bị tắc ở tuyến sữa và tia sữa
Đau ngựcKhông đau ngựcĐau ngực do tắc tia sữa
Thời gian phát hiệnThường xảy ra sau 3-4 tháng cho con bú hoặc mất sữa đột ngột Thường xảy ra trong giai đoạn đầu cho con bú
Các triệu chứng khácCảm thấy chán ăn, mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủKhó chịu, cảm giác đau nhức ở tuyến sữa và tia sữa, có thể có triệu chứng viêm nhiễm như sưng đỏ, nóng rát ở vùng ngực

Việc phân biệt mất sữa và tắc tia sữa là rất quan trọng để có biện pháp xử lý và điều trị phù hợp, giúp mẹ tiếp tục cho con bú một cách tốt nhất. Nếu bạn cảm thấy mình đang gặp phải một trong hai vấn đề này, hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

4. Cách kích sữa cho mẹ bị ít sữa, mất sữa sau sinh

Cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa sau sinh

Dưới đây là một số cách đơn giản và hiệu quả để tăng lượng sữa trở lại. Mẹ thử áp dụng những cách để lấy lại sữa mẹ đã mất giúp khơi nguồn lượng sữa dồi dào.

Cho con bú thường xuyên

  • Việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp kích thích sản lượng sữa của bạn. Bạn có thể cho bé bú 8-12 lần mỗi ngày, hoặc theo yêu cầu của bé.

Massage ngực

  • Massage nhẹ nhàng khu vực ngực trước khi cho con bú để kích thích tuần hoàn máu và tăng sản lượng sữa.

Sử dụng máy hút sữa

Sử dụng máy hút sữa sẽ giúp kích thích sản lượng sữa của bạn, đặc biệt khi mẹ không thể cho con bú trực tiếp. Có thể sử dụng máy hút sữa sau khi cho con bú để tăng sản lượng sữa cho lần bú kế tiếp.

Ăn uống đúng cách

Bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để sản xuất sữa. Bạn nên ăn đủ protein, chất béo, canxi, vitamin và nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Hạn chế đồ uống có cồn, cafein và đường.

Uống nhiều nước

Mẹ nên bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, tối thiểu ít nhất 2 lít/ngày. Mẹ có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, nước canh, nước súp… Đặc biệt trước khi cho con bú 10′, mẹ nên uống cốc nước ấm sẽ giúp kích thích phản xạ xuống sữa tốt hơn.

Nghỉ ngơi đầy đủ, tinh thần thoải mái

Điều này sẽ giúp giảm stress và tăng sản lượng sữa của bạn. Mẹ nên ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái lạc quan nhất có thể. Mẹ nhập tâm cho mình những suy nghĩ tích cực như: mình sẽ đủ sữa cho con bú, sữa sẽ về nhiều. Khi đó, sẽ có phép màu xuất hiện, mẹ thử xem nhé. Cách này được các mẹ chia sẻ rất nhiều và hiệu quả.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo những sản phẩm thảo dược rất an toàn như thiệt thanh thảothăng thanh thảo của cửa sổ vàng – chuyên gia, bác sỹ Nguyễn Duy Cương. Đây là 2 sản phẩm thảo dược sử dụng kết hợp với nhau và là cách gọi sữa về sau khi mất sữa được nhiều mẹ review chia sẻ.

5. Câu hỏi mẹ hay băn khoăn, cần giải đáp

Có cách nào để tăng sữa trở lại?

Một trong những cách ưu tiên để tăng lượng sữa trở lại đó là mẹ cho con bú thường xuyên. Trước đó, sau khi sinh vì lý do nào đó mà mẹ không cho con bú trực tiếp được hoặc sau khi sinh những ngày đầu con bú mẹ không đủ số lần dẫn đến giảm sữa. Thì để tăng trở lại mẹ nên cho con ti trực tiếp càng nhiều càng tốt.

Trường hợp con không hợp tác ti mẹ, mẹ có thể sử dụng kết hợp máy hút sữa và bú mẹ để hạn chế việc sữa mẹ còn dư. Ngoài ra mẹ kết hợp cùng các các phía trên để việc kích sữa mẹ được tốt hơn.

Nếu con không đủ sữa, có nên cho con bú thêm sữa bột không?

Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn giúp bé có rất nhiều lợi ích trong việc phát triển hệ miễn dịch, chiều cao, cân nặng. Bởi vậy, trong thời gian đầu nếu mẹ thấy rằng việc không đủ sữa cho con bú thì đầu tiên mẹ nên tìm hiểu lý do vì sao ít sữa như: con đã bú hiệu quả chưa? đúng khớp ngậm chưa? tư thế bú đúng chưa? Sau đó mẹ điều chỉnh để làm sao việc bú của con hiệu quả nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể hỏi mẹ khác xin sữa trong vài ngày chờ kích sữa và tham vấn bác sỹ, chuyên gia sữa mẹ để biết cách kích sữa thành công. Mẹ nên kiên trì, cố gắng để con được bú mẹ hoàn toàn. Sau vài ngày, cách trên không hiệu quả thì mẹ hãy nghĩ tới bổ sung thêm sữa công thức cho con. Vì khi bổ sung sữa công thức, cơ thể sẽ hiểu rằng em bé chỉ cần tầm đó sữa thôi nên sẽ không sản xuất thêm dẫn đến mẹ càng ít sữa.

Lượng sữa của mình có đủ để cho con bú không?

Tạo hoá ban tặng người mẹ được nuôi con bằng nguồn sữa mẹ đầy dinh dưỡng. Cơ chế tạo sữa mẹ là phụ thuộc vào nhu cầu của em bé. Con cần bao nhiêu sữa thì cơ thể mẹ sẽ sản xuất bấy nhiêu sữa để đáp ứng nhu cầu em bé. Vì vậy, mẹ hoàn toàn yên tâm mình sẽ luôn đủ sữa để cho con bú nhé.

Bé bú ít mẹ có mất sữa không?

Điều này chắc chắn dẫn tới tình trạng sữa mẹ bị giảm và dần tới mất sữa. Vì cơ thế tạo sữa phụ thuộc vào nhu cầu của con. Bé bú càng nhiều mẹ sẽ càng nhiều sữa.

6. Lời khuyên để tránh tình trạng mẹ bị giảm sữa, mất sữa sau sinh

Để phòng ngừa tình trạng mất sữa hoặc ít sữa sau sinh, các bà mẹ cần chú ý đến một số điều sau:

Cho bé bú đúng cách

  • Hãy tìm kiếm hướng dẫn về cách cho bé bú đúng cách để tăng cường sự kết nối giữa mẹ và con và giúp kích thích sự sản xuất sữa.

Bú sớm và thường xuyên

  • Từ lúc bé sinh ra, hãy cho bé bú ngay sau khi bé tỉnh dậy, và sau đó cho bé bú thường xuyên trong suốt ngày. Điều này giúp kích thích sự sản xuất sữa của mẹ.

Ăn uống đủ chất

  • Ăn uống đủ chất và cân bằng dinh dưỡng là cách tốt nhất để giúp sản xuất sữa của mẹ. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả, đạm, chất béo và các loại thực phẩm có chứa chất xơ.

Uống đủ nước

  • Uống đủ nước cũng rất quan trọng để giữ cho cơ thể của mẹ đủ ẩm và kích thích sự sản xuất sữa.

Nghỉ ngơi đủ

  • Mẹ cần được nghỉ ngơi đủ để giảm căng thẳng và mệt mỏi, điều này giúp kích thích sự sản xuất sữa.

Hiện hữu và bình an bên con

Tâm lý người mẹ rất quan trọng. Khi mẹ bất an, cáu gắt, căng thẳng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng sữa mẹ. Và dòng sữa đó bị biển đổi không còn dòng sữa mát đầy yêu thương đi vào cơ thể con. Vì vậy, mẹ có thể tìm thêm những cuốn sách để bồi đắp thêm tâm hồn và gắn kết trái tim đầy tình cảm với con yêu của mình.

Những điều trên đây không chỉ giúp phòng ngừa tình trạng mất sữa hoặc ít sữa sau sinh, mà còn giúp mẹ có một sức khỏe tốt hơn để chăm sóc cho bé yêu của mình.

Dựa vào những kiến thức tham khảo từ chuyên gia và kinh nghiệm trong hành trình nuôi con, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các mẹ. Và đừng quên like, chia sẻ bài viết nếu cảm thấy giá trị nhé. Đây là cách tạo động lực để mình có thêm nhiều bài viết hay hơn nữa. Cảm ơn bạn đã ghé thăm và đọc blog của mình nhé.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn toàn diện cho các mẹ cho con bú từ 0-6 tháng tuổi

You may also like

Leave a Comment