Nỗi sợ khi con ốm, tâm lý chung của nhiều bà mẹ. Mình cũng vậy! Đặc biệt khi con bắt đầu đi học là khoảng thời gian trẻ hay ốm vặt nhiều nhất. Trong bài viết này cùng mình giải mã lý do trẻ hay ốm vặt, cách xử lý khi con ốm sốt và kiến thức cha mẹ cần trang bị.
1. Giải mã lý do vì sao trẻ hay ốm vặt
Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến trẻ hay ốm vặt và dễ mắc bệnh:
- Miễn dịch chưa phát triển: Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, do đó, chúng dễ bị nhiễm khuẩn và bệnh tật hơn người lớn. Miễn dịch cơ bản được kế thừa từ mẹ qua tử cung, nhưng trẻ cần thời gian để xây dựng miễn dịch tự nhiên của riêng mình.
- Tiếp xúc với vi khuẩn và virus: Trẻ con thường khám phá thế giới xung quanh bằng cách chạm vào, cắn, hoặc đặt vào miệng các vật thể. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi rút tiếp xúc với hệ thống miễn dịch của trẻ, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
- Thường xuyên tiếp xúc với người khác: Trẻ con thường tham gia các hoạt động nhóm, đi học, và tiếp xúc với nhiều người khác nhau. Điều này làm tăng khả năng lây nhiễm và truyền bệnh từ người này sang người khác.
- Hệ thống miễn dịch yếu: Một số trẻ có hệ miễn dịch yếu do di truyền hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Điều này làm cho chúng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và dễ bị ốm vặt hơn so với những trẻ khác.
- Vệ sinh không tốt: Trẻ con thường không nhận thức về vệ sinh cá nhân và thói quen hợp lý. Việc không rửa tay sạch sẽ, không chăm sóc vệ sinh cá nhân hoặc tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài lý do trên, việc trẻ hay ốm vặt phụ thuộc thể tạng, cơ địa từng bé. Ba mẹ nắm những lý do để biết cách phòng tránh cho con.
2. Những hành động sai lầm của cha mẹ khiến con trẻ bị ốm
2.1. Sử dụng thuốc không đúng cách, lạm dụng kháng sinh
Theo thống kê, Tổ chức y tế thế giới xếp Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Sử dụng kháng sinh không đúng cách hoặc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra một số vấn đề. Kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi có nhiễm trùng do vi khuẩn, không hiệu quả với các bệnh do vi rút. Sử dụng không cân nhắc hoặc không theo đúng chỉ định của bác sĩ có thể làm cho vi khuẩn trở nên kháng kháng sinh, gây ra sự trở lại của nhiễm trùng và làm giảm hiệu quả của kháng sinh trong tương lai.
Mình hiểu khi thấy con ốm thì cha mẹ, ông bà trong gia đình không khỏi lo lắng. Con ốm một ngày chưa khỏi, ông bà sốt xình xịch giục: “sao không mua thuốc cho nó uống, để nó ốm như này tội nó”. Câu này đến giờ mình vẫn được nghe thường xuyên. Vì đã trang bị kiến thức chăm sóc trẻ nên sau mỗi lần con ốm vẫn bình an vượt qua.
Nếu mẹ nào chưa có kiến thức y khoa chăm sóc trẻ thì rất dễ hoang mang, xáo động cộng thêm gia đình giục nên thường hay tự ý ra hiệu thuốc mua và được người bán thuốc kê đơn. Điều này dẫn đến việc nhờn kháng sinh và khi con ốm rất khó chữa.
2.2. Lạm dụng hạ sốt không đúng thời điểm
Một số cha mẹ có thể có thói quen hạ sốt ngay khi con trẻ sốt nhẹ. Tuy nhiên, sốt là một cơ chế tự nhiên của cơ thể để chiến đấu với virus. Hạ sốt ngay lập tức mà không cho cơ thể có cơ hội tự điều chỉnh nhiệt độ sẽ làm mất đi một phần cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nếu con trẻ không có triệu chứng nặng, thì hạ sốt không nhất thiết là cần thiết và nên tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của sốt.
Việc lạm dụng hạ sốt nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ tăng men gan, hại gan ở trẻ. Nếu trẻ bị sốt, việc hạ sốt nên được thực hiện khi nhiệt độ cơ thể của trẻ cao và gây khó chịu. Trẻ nhỏ nếu sốt trên 39 độ mới cân nhắc. Từ 39-39,5 độ, trẻ sốt chân tay nóng thì không cần uống hạ sốt. Vì lúc này cơ thể có xu hướng giảm nhiệt.
2.3. Đè con rửa mũi vô tội vạ
Rửa mũi là thủ thuật của bác sỹ tai muĩ họng để làm sạch đường hô hấp trên của trẻ. Tuy nhiên, đè con ra và thực hiện việc rửa mũi một cách mạnh mẽ hoặc không đúng cách có thể gây khó chịu và làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Cơ chế tiết dịch mũi trong, mũi nhầy để vi khuẩn, virus bám trong chất nhầy và bị bất hoạt. Khi gặp phản xạ cơ thể sẽ bật nó ra. Bởi vậy nếu cắt cơ chế phản xạ này cơ thể sẽ không tạo ra kháng thể để chống lại virus và số lần con bị mắc nhiễm tăng lên.
Nước mũi xanh và đờm đặc là xác virus bị kháng thể cơ thể tiêu diệt số lượng lớn.
Ngày xưa, thời mình còn nhỏ hay thời ông bà, bố mẹ làm gì có máy hút mũi, rửa mũi. Khi ốm là mũi chảy thòng lòng, mẹ dùng miệng hút ra hoặc vắt mũi. Nhưng bên trong vẫn còn dịch mũi để bất hoạt con virus.
Bây giờ, nhiều mẹ lạm dụng máy hút mũi, rửa mũi, hơi xíu đè con ra để rửa. Như vậy sẽ làm cơ thể mất đi cơ chế phản xạ tự bảo vệ. Cơ thể là một khối thống nhất, mỗi một phản ứng nào đó của cơ thể đều có tác dụng để giúp bảo vệ.
Lúc chưa biết điều này, mình cũng đã sai lầm nhiều lần làm như vậy. Nhưng từ khi biết được cơ chế của dịch mũi như vậy mình đã hoàn toàn không rửa mũi cho con.
3.Có nên để trẻ được ốm không? Khi nào để con được ốm
Có một cuốn sách tên là Để con được ốm. Nhưng nhiều cha mẹ đang hiểu sai về việc này, nên cứ để mặc kệ và không theo dõi. Đến khi con sốt cao hay dẫn tới tình trạng sốt co giật lúc đó ba mẹ sốt xình xịch.
Vậy cụm từ để con được ốm ở đây nên hiểu như thế nào?
Khi con sốt dưới 39 độ thì để cho con được ốm được sốt. Lúc này là để cơ thể nấu chín những loại virus xâm nhiễm cơ thể bé.
Khi trẻ nhỏ sốt trên 39 độ thì mới cân nhắc. Từ 39-39,5 độ, trẻ sốt chân tay nóng thì không cần uống hạ sốt. Vì lúc này cơ thể có xu hướng giảm nhiệt.
Nếu trẻ sốt tay chân lạnh thì chườm ấm, ủ ấm cơ thể cho con. Vì lúc này cơ thể con đang có xu hướng tăng nhiệt. Ngược lại trẻ sốt chân tay nóng thì chườm mát để cơ thể giãn mạch ngoại vi giúp hạ nhiệt.
Ngoại trừ những trẻ có tiền sử sốt co giật thì cần tham vấn ý kiến bác sỹ. Nếu trẻ bình thường thì ba mẹ nên áp dụng theo hướng dẫn trên.
4. Khi con ốm thì cha mẹ cần làm gì
Cái cần nhất là ba mẹ có kiến thức để chăm sóc trẻ, biết khi nào nên hạ sốt, khi nào để con được ốm.
4.1. Không nhất thiết phải đi viện và dùng kháng sinh
Hơn 60% trẻ bị ốm là do virus. Khi vội vàng đưa con tới viện sẽ dẫn đến tình trạng lây chéo lẫn nhau, vừa mất tiền, vừa mất sức. Trong khi đó cơ thể con đang yếu sẽ dẫn đến dễ bị lây nhiễm từ nhiều loại virus khác khiến con ốm lại càng ốm hơn.
Khi con sốt ba mẹ cần theo dõi con. Nếu bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường thì ba mẹ chưa cần vội đưa con tới viện. Kể cả em bé ho nếu thở dưới 50 lần/phút, dưới 60 lần/phút chưa cần vội đi viện. Chỉ đi viện khi thở trên 70 lần/phút.
Trường hợp cần cấp cứu khi em bé nghẹt đường thở, thở rút lõm, 2 bên cánh mũi phập phồng hoặc quầng tím quầng trắng.
Triệu chứng của sốt virus là gì?
Sốt khởi phát đột ngột. Hôm trước vẫn bình thường khoẻ mạnh, hôm sau đã thấy thấy sốt và đau đầu
Sốt cao, kèm thỉnh thoảng đau đầu. Thường sốt trên 38,5 độ trở lên.
Khi nhận định được sốt virus ba mẹ biết được cách xử lý cho con.
Và dưới đây là cách xử lý mình hay áp dụng cho bạn nhỏ nhà mình mỗi khi ốm:
* Khi con sốt, việc đầu tiên cần để ý tay chân con nóng hay lạnh
- Nếu sốt tay chân lạnh: cơ thể con đang lạnh, nhiệt độ đang tăng. Vì vậy cần chườm ấm liên tục để giãn mạch ngoại vi. Trường hợp này cần theo dõi liên tục.
- Nếu chân tay nóng, cơ thể đang toả nhiệt cần chườm mát dùng khăn mát lau người.
* Cung cấp thêm điện giải, bổ sung nước cho con
Khi sốt cơ thể mất nước nhiều, mẹ nên bổ sung nhiều nước cho con. Đồng thời bổ sung thêm osezol để bù khoáng cho cơ thể bị mất đi do sốt cao.
Ngoài ra cho con uống thêm nước ép hoa quả: nước ép cà rốt, nước ép củ đậu, nước ép tạo cũng rất tốt cho con.
Trẻ sơ sinh bị sốt và đang ti mẹ thì mẹ bổ sung nhiều nước. Khi trẻ ti mẹ, đầu vú sẽ cảm biến giúp cơ thể mẹ tăng bạch cầu để đáp ứng nhu cầu cơ thể con đang cần. Điều này khác với máy hút sữa không thể làm được điều này. Vì vậy, trẻ sơ sinh sốt khuyến khích ti mẹ càng nhiều càng tốt.
* Bổ sung enzyme
Khi bé sốt, cơ thể sẽ tốn đi lượng enzym đáng kể chống lại virus xâm nhập. Nên thường khi trẻ ốm sẽ biếng ăn bởi cơ thể đang thiếu hụt lượng lớn enzym.
Ba mẹ bổ sung thêm enzyme cho con thông qua các cách sau đây:
- Uống nước cơm: mỗi lần cắm cơm cho thêm nước. Khi cơm bắt đầu sôi, chắt nước cơm đó cho con uống. Nếu có được gạo quê là tốt nhất, không có vẫn không sao vẫn tận dụng cho con.
- Hoa quả, nước ép hoa quả bổ sung enzyme rất tốt.
- Việc uống sẽ không đủ bổ sung lượng enzyme cần thiết. Bạn có thể bổ sung thêm những enzyme thực phẩm chức năng cho bé. Mình vẫn thường xuyên bổ sung enzyme Nature enzyme của Dr. Cương, phù hợp cho bé từ 2 tuổi trở lên. Thời điểm con sốt cao, mình tăng lượng bổ sung lên 2-3 viên/ngày.
* Sử dụng bộ ba thảo dược của cửa sổ vàng
May mắn mình được tiếp cận chương trình cửa sổ vàng của Bs. Nguyễn Duy Cương nên trang bị được kiến thức chăm sóc con từ khi mới sinh. Các sản phẩm của cửa sổ vàng đều cung cấp giải pháp rất hữu ích, an toàn cho trẻ nhỏ.
- Ngày xưa, khi bị cảm lạnh, ông bà ta thường hay lấy các loại lá cây như chanh xả, bạc hà, khuynh diệp… rồi nấu lên và xông. Bây giờ thay vì phải cất công tìm các loại lá có sản phẩm tinh dầu xông cửa sổ vàng, tổng hợp của 11 loại lá. Và được chiết xuất nguyên chất, mũi rất dễ chịu và có công dụng diệt virus tốt. Mỗi khi con có triệu chứng là mình đều áp dụng phương pháp xông thăng hoa cho con, ngày 1-2 lần
- Khi ốm thường được ông bà nấu cháo giải cảm như cháo tía tô, kinh giới, bạc hà…Nhưng cháo này với người lớn có thể ăn được còn trẻ em thì nhiều bạn không thích ăn cháo. Bé nhà mình cũng vậy và mình sử dụng siro thanh lương thảo 5-10ml/ngày để con uống giúp diệt virus từ bên trong.
- Đồng thời để giúp thải độc, giảm triệu chứng nóng nhiệt mình cho con dùng thiệt thanh thảo 1-2 gói/ngày. Thậm chí sốt cao liên tục có thể 2-3 gói/ngày.
* Tâm lý mẹ bình an, “con ốm là để khoẻ”
Đây là điều quan trọng không kém. Mẹ càng cuống, con càng khóc và càng mệt. Kinh nghiệm sau mỗi lần con sốt mình thấy rằng tâm lý người mẹ rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới con.
Mẹ hãy nhập tâm những câu nói tích cực như: Con là cô bé/chàng trai mạnh mẽ, con sẽ thắng con virus. Hai mẹ con sẽ vượt qua nhanh thôi.
Khi con trong bụng mẹ, con có được kháng thể thụ động từ cơ thể mẹ. Khi ra bên ngoài, cơ thể con phải chiến đấu với các loại virus để sinh ra kháng thể chống lại virus đó gọi là kháng thể chủ động. Vì vậy ốm là để khoẻ.
4.2.Tăng sức đề kháng cho con
Việc tăng sức đề kháng nên áp dụng khi lúc con ốm và con khoẻ mạnh. Điều này giúp cơ thể con có sức đề kháng tốt chống lại các loại virus. Đặc biệt những trẻ hay ốm vặt ba mẹ nên lưu ý.
Bổ sung các loại vitamin thiết yếu, vitamin C, khoáng chất. Tăng cường cho con ăn rau xanh, trái cây, nước ép hoa quả. Một trong những sản phẩm mình sử dụng thường ngày cho con đó là tảo Golden Spirulina Cửa Sổ Vàng. Đây là tảo chứa những khoáng chất, axit amin vi lượng cao, không giống loại tảo thông thường.
Có thể ba mẹ cần biết: Review sản phẩm tảo xoắn Golden Spirulina Cửa Sổ Vàng.
4.3. Làm chậm quá trình khởi phát muộn nhất có thể
Virus xâm nhập vào cơ thể thì sau 15 ngày mới có kháng thể. Vì vậy, việc làm chậm quá trình khởi phát càng chậm càng tốt. Đó là nên giữ ấm cơ thể bé, tránh bị nhiễm lạnh. Bởi vì khi cơ thể giảm nhiệt sẽ khiến virus đang ở thể ngủ được kích hoạt.
Ví dụ nếu giữ được 4 ngày thì 10 ngày sau con mới có kháng thể. Và 10 ngày đó con sẽ phải ốm lên ốm xuống.
Nhưng nếu giữ được 10 ngày thì 4 ngày sau con có kháng thể thì khi đó bị ốm sẽ đỡ hơn và nhanh khỏi hơn.
Trên đây là những kiến thức mình học được chia sẻ tới bạn đọc. Những kiến thức đó mình có được từ việc học chuyên gia, bác sỹ Nguyễn Duy Cương, người đã giúp hàng triệu gia đình có kiến thức chăm sóc sức khoẻ và nuôi dạy con cái thông minh, vượt trội. Hy vọng bài viết giải quyết vấn đề trẻ hay ốm vặt sẽ giúp ích với bạn.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của mình. Đừng quên tương tác like/share nếu bài viết có giá trị với bạn nhé!
Có thể bạn sẽ cần: Hướng dẫn chăm sóc toàn diện cho con bú từ 0-6 tháng tuổi